Home Trần Thạch Cao Tìm hiểu về quy trình thi công trần thạch cao chuẩn

Tìm hiểu về quy trình thi công trần thạch cao chuẩn

0
Tìm hiểu về quy trình thi công trần thạch cao chuẩn
Tìm hiểu về quy trình thi công trần thạch cao chuẩn

Quy trình thi cong trần thạch cao

Trần thạch cao là một loại công trình không còn xa lạ với chúng ta, song không phải ai cũng hiểu rõ và nắm chắc về quy trình thi công trần thạch cao, ngay cả những người thợ đã được đào tạo cũng chưa thể nắm rõ được tất cả các lưu ý khi thi công loại trần này. Do vậy, trong bài viết này các bạn sẽ được cung cấp những thông tin cơ bản về quy trình thi công trần thạch cao, các bước thi công cũng như những lỗi gì mà chúng ta dễ mắc phải khi làm công việc này.

Quy trình thi công trần thạch cao cơ bản

Quy trình thi cong trần thạch cao

Cũng giống như trước khi thi công bất kì công trình xây dựng nào, chúng ta cũng đều cần phải có bản thiết kế. Để đảm bảo độ chính xác tối đa khi thi công thì một bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh không thể nào thiếu được. Các bạn có thể nhờ sự trợ giúp của những người kĩ sư có kinh nghiệm nếu như không biết bắt đầu từ đâu. Sau khi đã bản vẽ hoàn thiện, chúng ta bắt đầu khảo sát mặt bằng thực tế, quan sát đặc điểm của công trình để lựa chọn quy trình thi công trần thạch cao dựng phù hợp. Trước khi bắt tay vào các bước chính, cần đảm bảo các vật liệu, đồ nghề đã được chuẩn bị đầy đủ.

Bước 1 : xác định độ cao của trần nhà bằng ống nước hoặc máy cost và đánh dấu

Bước 2 : cố định thanh viền tường để đảm bảo cho phần khung có chỗ bám vững chắc

Bước 3 : phân chia mạng lưới thanh chính, tức là phân khung. Chú ý phân chia kích thước của các khung phải bằng nhau để trọng lượng được dàn đều, tránh chỗ nặng chỗ nhẹ khó giữ thăng bằng cho trần.

Bước 4 : liên kết các thanh ngang và cố định bằng các u gai, sau đó cân chỉnh sao cho trần được bằng phẳng

Bước 5 : Hoàn thiện các mối nối và kiểm tra kĩ lưỡng

Những lỗi thường gặp khi thực hiệu quy trình thi công trần thạch cao

Quy trình thi cong trần thạch cao

Trong quá trình thi công, ngay cả những người thợ chuyên môn cũng khó tránh khỏi một số lỗi kĩ thuật. Để quy trình thi công trần thạch cao được thực hiện một cách hoàn hảo nhất thì chúng ta cần nắm bắt rõ một số lỗi thường gặp. Đầu tiên phải kể đến đó là các đường nối giữa các tấm thạch cao thường bị gồ lên do quy trình thi công trần thạch cao bị mắc lỗi ở bước lắp ghép do chất lượng của keo dán không đảm bảo khiến vết gắn bị nứt tách, hoặc do các tác động của thời tiết khiến lớp keo bị chảy, dãn, giảm chất lượng của keo dán. Để khắc phục lỗi này thì gia chủ cần lựa chọn những loại keo chất lượng, có độ bền cao để tăng tuổi thọ cho công trình cũng như tăng độ thẩm mỹ.

Ngoài ra thì phần trần thạch cao cũng có thể bị võng xuống sau một thời gian sử dụng. Điều này vừa làm mất tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà, vừa gây nguy hiểm do khi võng đến một độ nhất định, trần có thể bị nứt vỡ hoặc sập xuống, gây ảnh hưởng đến toàn bộ ngôi nhà và con người. Nguyên nhân của lỗi này có thể là do hệ xương dầm không đạt chất lượng tốt, các nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, kích thước của các khung xương không đồng đều gây trọng tải không được dàn đều,…Để giải quyết tình trạng này, chúng ta cần phải chú ý hơn vào kĩ thuật thi công để đảm bảo quy trình thi công trần thạch cao đạt chuẩn ngay từ ban đầu.

Cần lưu ý những gì trong quy trình thi công trần thạch cao

Để đảm bảo sau quy trình thi công trần thạch cao có thể hạn chế được tối đa các lỗi kĩ thuật thì chúng ta cần lưu ý kiểm tra kĩ đường nước và đường dây cung cấp điện sao cho mạng lưới được lắp đặt một cách khoa học. Điều này sẽ giúp cho việc sửa chữa và thay thế dễ dàng hơn khi cần. Kiểm tra hệ thống ống nước có bị rò rỉ hay không cũng là một việc quan trọng. Ngoài ra thì đối với những ngôi nhà cấp 4 hay có mái tôn thì cần chú ý về khoảng cách giữa trần thạch cao với trần nguyên thủy để tránh tạo đường hầm cho chuột chạy.

Trong quá trình làm trần thạch cao cần thực hiện các bước một cách triệt để và cẩn thận : xác định vị trí bắt ốc chính xác, cố định chắc chắn khung xương và phân chia kích thước của từng ô sao cho bằng nhau để cân bằng trần một cách tốt nhất. Cần chú ý vào việc lựa chọn nguyên vật liệu thật chất lượng, phần khung cần đạt chuẩn chất lượng để kéo dài tuổi thọ của công trình.

Để sở hữu được một công trình trần thạch cao chất lượng và ưng ý, bạn có thể tự mình xây dựng bản thiết kế hoặc thuê thợ chuyên nghiệp hoặc kĩ sư để đảm bảo cho quy trình thi công trần thạch cao được đầy đủ và hoàn thiện. Sau khi thi công cần có sự kiểm tra kĩ lưỡng và khắc phục nhanh chóng những khuyết điểm để có được sản phẩm trần thạch cao ưng ý nhất, có tuổi thọ cao và không bị hỏng hóc gây mất thời gian và chi phí sửa chữa.

 

Các bạn tải file này tại đây nhé: