Tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm của các loại trần thạch cao, cách phân biệt

Tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm của các loại trần thạch cao, cách phân biệt

Các loại trần thạch cao

Thạch cao là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay để thi công công trình bởi những ưu điểm của nó. Không chỉ dùng để làm trần thạch cao, những miếng thạch cao còn được dùng để ốp tường, làm vách ngăn giữa các phòng trong ngôi nhà. Bạn đang tìm hiểu về thạch cao để mua sắm cho căn nhà của mình mà vẫn còn đang băn khoăn ? Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quái đến chi tiết về các loại trần thạch cao cũng như những ưu và nhược điểm của từng loại.

Các loại trần thạch cao : Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao thả

Các loại trần thạch cao

Trần thạch cao thả cũng là một dạng trần thạch cao nhưng được thiết kế và thi công với đặc điểm nổi bật là các đường thạch cao được làm nổi lên trên bề mặt. Một phần của khung xương trần sẽ lộ ra sau khi thi công. Loại trần thạch cao này còn được gọi là trần thạch cao thả để chỉ đặc điểm của động tác thi công : sau khi đã cố định phần khung trần, người thợ sẽ đổ tấm thạch cao và định hình ngay ngắn lên trên phần khung đã cố định đó. Đây là một trong các loại trần thạch cao được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay.

Ưu điểm của loại trần thạch cao nổi ( thả ) này là giúp người dùng có thể dễ dàng sửa chữa, thay thế khi gặp các lỗi về thiết kế hay lỗi hỏng hóc nào đó. Qúa trình thi công kiểu trần này cũng khá ngắn gọn, nhanh chóng, do đó người dùng có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như nhân công hơn. Khi gặp sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao đó ra và thay thế bằng một tấm khác. Hiện nay các công trình đều ưa chuộng kiểu xây dựng hệ thống dây điện hay đường ống nước âm tường, do vậy trần thạch cao nổi càng được đánh giá cao hơn bởi nó giúp cho việc lắp đặt đường dây dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhược điểm của kiểu trần này lại là không phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp và chỉ thích hợp sử dụng ở trường học, hội trường, công ty, văn phòng có không gian rộng lớn mà thôi.

Các loại trần thạch cao : Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao chìm

Các loại trần thạch cao

Đối ngược với trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Đây cũng là một trong các loại trần thạch cao được sử dụng phổ biến, song nó có nhiều nhược điểm hơn loại trần thạch cao thả. Trần thạch cao chìm giúp cho bề mặt trần nhà như trải rộng ra hơn nhờ phần khung xương được che giấu ẩn sau lớp thạch cao, nhờ đó mà bề mặt trần trơn láng như một bề mặt bê tông được sơn đẹp đẽ không vết tích. Kiểu trần này rất phù hợp với những kiểu nhà nhỏ như căn hộ, chung cư, nhà riêng,…

Bên cạnh những ưu điểm trên thì trần thạch cao chìm cũng có những nhược điểm nổi bật. Đầu tiên phải kể đến đó là dễ gặp lỗi khi thi công. Để có được một tấm trần hoàn hảo đòi hỏi có một tay thợ lành nghề vì trong quá trình thi công trần thạch cao chìm, nếu không cẩn thận sẽ khiến phần khung bị trồi ra ngoài, gây mất thẩm mỹ và bề mặt trần không được trơn láng đẹp mắt. Do vậy mà quá trình thi công loại trần này sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi người thợ tay nghề cao và tốn chi phí nhân công hơn trần thạch cao nổi. Không những vậy, khi gặp sự cố hay hỏng hóc, trục trặc, việc sửa chữa và thay thế thạch cao cũng gặp nhiều khó khăn hơn vì bạn không thể chỉ tháo tấm thạch cao bị hỏng và thay bằng cái khác.

 Cách phân biệt các loại trần thạch cao cụ thể

Các loại trần thạch cao

Để phân biệt các loại trần thạch cao, chúng ta có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên là yếu tố chức năng thì trần thạch cao được chia thành 3 loại riêng biệt : trần thạch cao cách âm, trần thạch cao chống ẩm và trần thạch cao chống cháy. Trần thạch cao cách âm thường được dùng ở trường học, các phòng họp, văn phòng, quán karaoke,…để hạn chế sự tiết âm thanh từ phòng này sang phòng khác, gây phiền toái cho những người khác. Bông thủy tinh được sử dụng trong kiểu trần này để giúp trần có khả năng cách âm và phản xạ âm tốt hơn, giúp âm thanh không lọt ra bên ngoài. Thứ hai là loại trần thạch cao chống cháy kết hợp với thủy tinh để giảm khả năng dẫn nhiệt, hạn chế việc nhiệt lây lan ra ngoài. Thứ ba là loại trần chống ẩm thường được sử dụng ở những khu vực có độ ẩm cao và thường xuyên mưa dầm,…

Ngoài ra để phân biệt các loại trần thạch cao người ta còn dựa vào hình dáng bên ngoài của nó và chia thành 2 loại chính : trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Để phân biệt hai loại trần này bạn có thể lướt lên trên để xem phần phân tích ưu và nhược điểm của từng loại. Người tiêu dùng cần có sự tìm hiểu và tham khảo kĩ lưỡng trước khi quyết định thi công loại trần nào để thỏa mãn nhu cầu cũng như phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của gia đình mình.

Các bạn tải file này tại đây nhé:

Sending
User Review
0 (0 votes)