Tìm hiểu trần thạch cao là gì và đặc điểm của các loại trần thạch cao

Tìm hiểu trần thạch cao là gì và đặc điểm của các loại trần thạch cao

Tìm hiểu trần thạch cao là gì và đặc điểm của các loại trần thạch cao

Bạn đang có ý định xây dựng một căn nhà cho gia đình mình mà vẫn băn khoăn liệu có nên sử dụng trần thạch cao để lát trần hay không thì đây chính là bài viết giải đáp thắc mắc cho bạn. Không giống như các kiểu ốp trần trước kia, trần thạch cao mang đến rất nhiều những lợi ích cho người sử dụng nó. Vậy, trần thạch cao là gì, đặc điểm của nó ra sao, ưu điểm và nhược điểm của chúng như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Trần thạch cao là gì và kết cấu của trần thạch cao

Tìm hiểu trần thạch cao là gì và đặc điểm của các loại trần thạch cao

Rất dễ hiểu, đúng như tên gọi của nó thì trần thạch cao là một kiểu trần được làm từ những tấm thạch cao đã được đẽo gọt và gia công hoàn chỉnh. Để có được diện tích trần thạch cao như ý thì người thợ cần lắp ghép và cố định những tấm thạch cao lại với nhau một cách chắc chắn theo khung đã định sẵn. Nhiều người lầm tưởng rằng trần thạch cao là phần trần nguyên thủy và chỉ có một lớp trần thạch cao, thế nhưng trần thạch cao chỉ là lớp đệm của phần trần nhà cơ bản và được cố định vững chắc bằng kĩ thuật của những người thợ xây dựng.

Trần thạch cao là gì và kết cấu của nó ra sao ? Để cố định các miếng thạch cao giống nhau trên trần nhà thì người thợ còn cần những vật liệu và dụng cụ chuyên môn như bả, khung xương thạch cao, tấm thạch cao, ốc vít chuyên dụng, các thanh đỡ,… Do vậy, kết cấu của một lớp trần thạch cao bao gồm bộ khung xương thạch cao, các miếng thạch cao và các vật liệu liên quan để cố định lớp trần. Để toàn bộ kết cấu công trình được vững chắc thì vai trò của khung xương thạch cao rất quan trọng, nó phải được gia công kĩ lưỡng, tỉ mỉ, có độ chắc chắn, cứng cáp, có thể làm trụ chính để cố định các tấm thạch cao, chịu được lực và giúp kéo dài tuổi thọ của trần.

Đặc điểm của trần thạch cao là gì ?

Tìm hiểu trần thạch cao là gì và đặc điểm của các loại trần thạch cao

Vì sao hiện nay nhiều người lại ưa thích và sử dụng trần thạch cao đến như vậy ? Đó là nhờ những đặc điểm của nó. Để trả lời cho câu hỏi đặc điểm của trần thạch cao là gì, chúng ta sẽ đi từ đặc tính hữu cơ của nó. Thạch cao là một dạng vật liệu có tính dẻo, nhờ đó mà nó có khả năng phân tán lực tốt, khó có thể bị cong, vênh hay đứt gãy dù sử dụng trong một thời gian dài. Chính vì vậy, nhiều người sử dụng thạch cao để lát trần khi xây nhà bởi nó có độ bền khá cao và chứa rất nhiều ưu điểm.

Bên cạnh đó, trần thạch cao còn có màu sắc đa dạng, họa tiết hoa văn đẹp mắt, bề mặt mịn, phẳng, có độ bóng bảy giúp cho tổng thể không gian trở nên sang trọng hơn, tinh tế và trang nhã hơn rất nhiều. Không những vậy, thạch cao có khả năng chịu ẩm tốt, thường được sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao mà không bị nấm mốc hay mủn, hỏng,…Trần thạch cao cũng khó bị ngấm nước, do vậy người dùng không còn phải lo lắng trần nhà bị ẩm mốc, mục rỗng mỗi mùa mưa bão hay mưa dầm. Và điểm đặc biệt nhất của trần thạch cao là gì ? Đó là khả năng cách nhiệt đỉnh cao, giúp mùa hè không còn là nỗi lo sợ của mỗi gia đình.

 Ưu và nhược điểm của mỗi loại trần thạch cao là gì ?

Tìm hiểu trần thạch cao là gì và đặc điểm của các loại trần thạch cao

Để phù hợp với từng đặc điểm của mỗi ngôi nhà, mỗi công trình cũng như nhu cầu sử dụng của người dùng thì trần thạch cao được chia làm 2 loại chính : trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Thạch cao nổi thường được dùng trong những hội trường lớn, hành lang hay những khu vực có hệ thống đèn điện khá phức tạp để dễ dàng hơn trong việc sửa chữa, thay thế đường dây điện. Trần thạch cao nổi được thi công bằng phương pháp thả thạch cao từ trên xuống để tạo nên các đường rãnh nổi và lộ ra bên trên bề mặt. Do vậy nó còn được gọi là trần thạch cao thả. Bên cạnh ưu điểm là dễ dàng sửa chữa và thay thế thì trần thạch cao nổi còn có một số nhược điểm như là tính thẩm mỹ không cao, khó trang trí,…

Vậy còn làm chìm trần thạch cao là gì ?

Trần thạch cao chìm là phần trần nhà được làm bằng khung xương cố định và những tấm thạch cao chỉ được cố định trên khung đó mà thôi. Ưu điểm của kiểu trần này là có độ thẩm mỹ cao và có thể áp dụng đối với nhiều kiểu công trình khác nhau, người dùng có thể dễ dàng trang trí bằng cách khắc tạc hoa văn hay mắc đèn chùm trang trí. Tuy nhiên loại trần thạch cao này cũng có một số nhược điểm như là gây khó khăn trong việc sửa chữa, thay thế khi hỏng hóc, đòi hỏi mức chi phí cao hơn trần thạch cao thả trong thi công xây dựng.

Để có được lớp trần nhà thạch cao như ý, người tiêu dùng nên có sự lựa chọn sao cho phù hợp với đặc điểm ngôi nhà, đặc điểm thời tiết và khí hậu nơi mình sinh sống cũng như mong muốn, mục đích sử dụng của bản thân và gia đình mình.

Các bạn tải file này tại đây nhé:

Sending
User Review
0 (0 votes)